Các câu hỏi thường gặp

     

    • Phương pháp đo lượng bám dính

      Lượng bám dính của mạ kẽm nhúng nóng được tính như sau:
      Lượng kẽm bám dính(g/㎡) = Độ dày lớp mạ(μ) × 7.14(Trọng lượng riêng của kẽm)

      Ví dụ:  Độ dày lớp mạ là 50μ thì lượng kẽm bám dính sẽ là:
      50μ × 7.14 = 357g/㎡

      Hơn nữa, chúng ta có biểu thức thể hiện lượng bám dính phù hợp với tiêu chuẩn JIS-H8641- Loại 2. chẳng hạn như HDZ35, HDZ45
      HDZ ** có nghĩa như sau:
      H … DZ: viết tắt của mạ kẽm nhúng nóng (Hot Dip Galvanizing)
      ** …      : con số thể hiện lượng bám dính(ví dụ: 35 thì lượng bám dính sẽ là 350g/㎡. hoặc 45 thì lượng bám dính sẽ là 450g/㎡)

     

     

     

    • Lượng bám dính của bulong, đai ốc

      Bulong và đai ốc thường có xu hướng ít bám dính kẽm hơn so với các loại khác vì để lộ được chân ren thì những phần kẽm dư thừa sẽ được loại bỏ
      M8~M10 : 250~350g/㎡
      M12~M20 : 300~400g/㎡
      M22 trở lên : 350~450g/㎡

      Xin vui lòng tham khảo thông tin ghi bên trên

      Nếu cả đai ốc và bulong đều được mạ, chúng sẽ không ăn khớp với nhau, vì vậy đai ốc phải được tiến hành làm ren lớn hơn từ 0.4~0.8mm

     

     

     

    • Về việc sản phẩm bị gỉ trắng sau mạ

      Bột trắng dính trên sản phẩm sau khi mạ thường được gọi là "gỉ trắng", nhưng thật ra đó là oxit kẽm. Hiện tượng này xảy ra khi lớp mạ kẽm khó khô, nhưng do lớp màng bảo vệ được hình thành trên bề mặt lớp mạ nên không ảnh hưởng đến khả năng chống ăn mòn.
      Để tình trạng này không bị xảy ra, chúng ta nên tránh phơi dưới mưa và sương nhiều nhất có thể, bảo quản ở nơi có gió tốt và lưu ý khi vận chuyển. (Ngoài ra, việc kiểm soát nhiệt độ lớp mạ không tốt hoặc làm nguội quá nhiều trong quá trình mạ, lúc này nhiệt độ của sản phẩm sẽ thấp, nước làm mát sẽ không khô và đọng lại trên bề mặt. Điều này cũng gây ra gỉ trắng .)